Quy tắc mã hóa của các vị trí hàn kết cấu
Để hiểu được thợ hàn 3g là gì, trước hết bạn cần nắm được quy tắc của vị trí hàn kết cấu. Được biết, các vị trí hàn trong hầu hết mọi trường hợp được chia ra thành hàn kết cấu và hàn ống. Các vị trí kết cấu là cho hàn tấm, các vị trí hàn ống cũng được áp dụng với hàn ống với tấm hoặc hàn với mặt phẳng nghiêng.
Thợ hàn 3g là thực hiện các vị trí hàn kết cấu được mã hóa theo quy tắc sau:
Với chữ số đầu tiên thể hiện vị trí hàn:
1: vị trí hàn bằng
2: vị trí hàn ngang
3: vị trí hàn đứng
4: vị trí hàn trần
F: mối hàn góc
G: mối hàn rãnh
Chữ cái tiếp theo thể hiện loại mối hàn:
F: mối hàn góc.
G: mối hàn rãnh.
Kết luận: Dựa vào quy tắc trên đây, chúng ta có thể thấy thợ hàn 3g là người thực hiện vị trí hàn đứng với mối hàn rãnh. Cũng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (American Welding Society – AWS), 3g là vị trí hàn đứng cho mối hàn rãnh. Đây là một trong các tư thế hàn khó, yêu cầu thợ hàn phải điều chỉnh nước thép sao cho không bị chảy xệ trong quá trình hàn leo.

Thợ hàn 3g là người thực hiện vị trí hàn đứng với mối hàn rãnh
Khi đề cập đến chứng chỉ kết cấu nói riêng, mối hàn rãnh cũng hội đủ điều kiện cho thợ hàn thực hiện mối hàn góc. Tuy nhiên, mối hàn góc không làm cho thợ hàn đủ điều kiện để hàn mối hàn rãnh. Hầu hết các mã cho phép thợ hàn kết hợp các vị trí 3g và 4g, mà thường các thợ hàn có đủ điều kiện cho tất cả các vị trí hàn kết cấu cộng với hàn ống với đường kính tối thiểu là 600mm.